Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Những biểu hiện thất thường trong ngày đèn đỏ khiến bạn phải đề phòng

Trong những ngày đèn đỏ cơ thể phụ nữ thay đổi gây ra những triệu chứng đau bụng, buồn nôn gây mệt mỏi. Có thể những triệu chứng đó bình thường không cần quá lo lắng nhưng cũng có thể có những thay đổi báo hiệu bạn mắc những bệnh: lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung,.. Dưới đây là 3 dấu hiệu thất thường bạn nên chú ý.


Cơ thể người phụ nữ có những thay đổi đặc biệt trong ngày "đèn đỏ". Các tế bào ở tử cung bắt đầu sản xuất ra prostaglandin - hóa chất trợ giúp các niêm mạc và mô trong tử cung bong ra cùng với máu kinh. Điều này khiến cho tử cung của bạn phải chịu những cơn co thắt, trong trường hợp nặng sẽ dẫn tới đau bụng hoặc chuột rút. Đồng thời, trong những ngày này, lỗ cổ tử cung mở rộng hơn, cộng với bên trong âm đạo có máu nên dễ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập, phát triển, đi sâu vào trong và gây viêm nhiễm. Ngoài ra, lượng prostaglandin được tiết ra trong những ngày này cũng có thể gây buồn nôn.

Có thể nói, một số thay đổi trong ngày "đèn đỏ" là bình thường, không cần quá lo lắng nhưng cũng có những thay đổi là dấu hiệu cảnh báo có thể chị em mắc những bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung, u xơ tử cung,... những căn bệnh rất nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Vậy nên, chị em cần hết sức chú ý, nếu gặp những dấu hiệu bất thường như dưới đây thì cần đi khám ngay.


Máu kinh ra nhiều

Bác sĩ tại phòng khám đa khoa Khương Trung khuyên chị em: Nếu chị em phải dùng nhiều băng vệ sinh trong ngày "đèn đỏ" đến mức phải thay băng 1 giờ/lần thì cần đi khám phụ khoa ngay. Nguyên nhân đáng lo ngại ở đây không chỉ là có vấn đề ở tử cung (ví dụ như polyp tử cung hay lạc nội mạc tử cung) mà quan trọng hơn là nguy cơ mất nhiều máu. Vấn đề này thực sự nghiêm trọng vì nếu mất nhiều máu có thể khiến bạn bị mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có bị thiếu dưỡng chất nào không, đặc biệt là chất sắt và tư vấn cách bổ sung trong ăn uống hàng ngày.

Thuốc giảm đau không có tác dụng


Đau bụng trong những ngày có kinh nguyệt được chia làm 2 loại, đau bụng nguyên phát và thứ phát. Đau bụng nguyên phát thường gặp ở những bạn gái mới có kinh nguyệt, cơn đau xuất phát từ sự co thắt quá mức của các cơ trơn tử cung khi đẩy máu kinh ra ngoài. Còn đau bụng thứ phát lại có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm: Lạc nội mạc tử cung, mắc các bệnh phụ khoa, polyp tử cung, u nang cơ tử cung...

Bác sĩ cũng hàm lượng chất prostaglandin trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh. Trong hầu hết các trường hợp này, nếu cơn đau quá sức chịu đựng, chị em có thể dùng thuốc giảm đau để dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp thuốc giảm đau không có tác dụng thì rất có thể bạn đang bị lạc nội mạc tử cung - một bệnh có thể dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị kịp thời. Lúc này, bạn cần đi khám để được kiểm tra chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Bị sốt

Bác sĩ khẳng định, bị sốt trong thời gian có kinh nguyệt là điều không thể coi thường. Tốt nhất bạn nên cẩn trọng và đi khám hoặc trao đổi với bác sĩ sớm. Cơn sốt tại thời điểm này có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng sốc nhiễm độc (tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn do đặt băng vệ sinh tampon trong âm đạo quá lâu) hoặc nhiễm trùng khác như viêm vùng chậu.

Nếu là do nhiễm trùng vùng chậu, các triệu chứng mà người bệnh cảm nhận rõ nhất thường là sốt nhẹ kèm theo đau vùng chậu đáng kể.

Cho dù nguyên nhân là viêm nhiễm ở bộ phận nào thì việc thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết nhất. Vậy nên, bạn đừng chủ quan tự chữa bệnh, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
Bạn có thể ghé qua phòng khám đa khoa 59 Khương Trung để được tư vấn một cách cụ thể nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Ngày nào cũng vui Template by Ipietoon Cute Blog Design