Biểu hiện của bệnh dính buồng tử cung
1. Kinh nguyệt không đều.
Bản chất của hành kinh là việc bong các lớp niêm mạc tử cung. Khi buồng tử cung bị dính lại, sẽ không có chỗ cho lớp niêm mạc chức năng mọc, nên sẽ có rất ít kinh hoặc không có kinh tùy thuộc vào mức độ (toàn phần hoặc bán phần), vị trí dính, nguyên nhân gây bệnh dính buồng tử cung. Mặc dù vậy, bệnh nhân vẫn thấy cơ thể có những triệu chứng báo hiệu ngày hành kinh như tức ngực, người mệt mỏi, khó chịu, đau lưng…
Bệnh nhân có thể đau bụng do viêm nhiễm kèm theo hoặc do máu kinh không thoát ra được.
Với những trường hợp nếu dính bán phần thì vẫn có kinh nhưng lượng máu kinh sẽ ít hơn so với chu kỳ kinh bình thường. Còn với trường hợp buồng tử cung bị dính toàn phần kinh nguyệt sẽ mất hoàn toàn.
Rất dễ khiến chị em lầm tưởng với bệnh lý rối loạn kinh nguyệt. Tốt nhất khi có một trong các dấu hiệu trên các chị em nên đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám để biết tình trạng sức khỏe của mình.
Để chẩn đoán bệnh dính buồng tử cung bác sĩ sẽ tiến hành chụp X quang tử cung vòi trứng, siêu âm phát hiện nội mạc mỏng hoặc nội soi buồng tử cung sau đó mới có kết luận cụ thể về phương pháp điều trị được
2. Đau bụng dưới
Biểu hiện này xảy ra sau khi bỏ thai khoảng 1 tháng. Chị em phụ nữ thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau râm ran vùng bụng dưới. Nặng hơn nữa sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội, đi lại, thậm chí đi vệ sinh cũng đau.
3. Mang thai khó khăn
Đối với những trường hợp dính bán phần tinh trùng vẫn có thể lên buồng tử cung làm tổ và thụ thai. Tuy nhiên trong thời gian mang thai sẽ rất khó khăn hoặc thai phụ sẽ mang thai ngoài tử cung hoặc là sẩy thai, sinh non, chết lưu. Nguy hiểm hơn nữa việc sẩy thai kéo dài khiến cho việc mang thai trở lại ở phụ nữ sẽ rất khó khăn.
Chắc chắn hơn cả là chụp X quang tử cung vòi trứng. Nếu dính tử cung kèm theo ứ đọng máu kinh bên trong có thể phát hiện qua siêu âm phát hiện nội mạc mỏng hoặc ứ dịch lòng tử cung. Chẩn đoán chính xác là nội soi buồng tử cung, có hình ảnh dày dính.
Nguyên nhân của bệnh dính buồng tử cung
Bệnh dính buồng tử cung là một tai biến thường gặp sau nạo hút thai, nạo hút nhau bị sót sau đẻ hoặc sẩy thai. Khi tiến hành các thủ thuật nạo hút (thai hoặc nhau bị sót sau sinh), các bác sỹ thường cố gắng làm thật sạch bên trong, nhưng lại không thể nhìn thấy được, nên có thể khiến niêm mạc tử cung tổn thương đến lớp đáy.
Buồng tử cung vốn là một khoang ảo, thành ở phía trước và phía sau rất gần nhau, khi không còn lớp đáy lẫn lớp trên làm đệm ở giữa thì hai thành cơ tử cung bị áp sát và dính vào nhau. Nguyên nhân cụ thể:
1. Thao tác trong tử cung
Các thao tác thủ thuật như nạo vét thai có thể làm tổn thương tử cung, cùng với đó là việc không tuân thủ các chỉ định của bác sĩ sau thủ thuật làm tăng khả năng viêm nhiễm âm đạo rồi lan dần tới buồng tử cung gây dính tử cung. Các thủ thuật tiến hành bóc tách u xơ tử cung cũng có thể làm dính tử cung…
2. Viêm do thủ thuật
Tử cung bị viêm nhiễm kết hạch, sau khi làm thủ thuật tử cung bị viêm nhiễm, viêm nhiễm hậu sản và sau thủ thuật cơ quan tiết dục trong tử cung dẫn đến viêm nhiễm…
Một số các nguyên nhân gây dính tử cung khác là việc suy thoái tầng đáy nội mạc tử cung dẫn đến tử cung bị dính do thủ thuật cắt bằng điện nội mạc tử cung, vi sóng, đông lạnh trong tử cung và trị xạ cục bộ…
Ngoài nguyên nhân của bệnh dính buồng tử cung do biến chứng của hút nạo thai, bệnh còn xảy ra sau nhiễm trùng như lao nội mạc tử cung hay viêm nhiễm vùng kín.
Vì vậy, lời khuyên của các bác sĩ là phụ nữ đã có quan hệ tình dục hãy tiến hành khám, kiểm tra phụ khoa và sức khỏe sinh sản ít nhất 2 lần mỗi năm để sớm phát hiện các nguy cơ của bệnh, điều trị và ngăn chặn ngay khi còn manh nha. Các bạn cũng nên khám ngay nếu gặp phải những biêu hiện của bệnh dính buồng tử cung.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét