Hiện nay nhiều chị em phụ nữ nạo hút that, nạo hút nhau không sạch để sót sau đẻ hoặc sẩy thai khiến gây ra mắc bệnh dính buồng trứng điều này làm cản trở việc tái tạo nổi mạc tử cung gặp khó khăn trong việc có thai và dẫn đến vô sinh
Dính buồng tử cung là gì?
Dính buồng tử cung là tình trạng thành tử cung phía trước và phía sau dính vào nhau do lớp đáy của nội mạc tử cung bị tổn thương sâu. Tình trạng dính buồng tử cung có thể cản trở việc tái tạo nội mạc tử cung và ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của trứng sau khi thụ thai, do đó, người phụ nữ có thể gặp khó khăn trong việc có thai và dẫn đến vô sinh.Nguyên nhân dẫn đến dính buồng tử cung
Nguyên nhân dẫn đến dính buồng tử cung là một tai biến thường gặp sau nạo hút thai, nạo hút nhau bị sót sau đẻ hoặc sẩy thai. Khi tiến hành các thủ thuật nạo hút (thai hoặc nhau bị sót sau sinh), các bác sỹ thường cố gắng làm thật sạch bên trong, nhưng lại không thể nhìn thấy được, nên có thể làm tổn thương tử cung, gây dính. Ngoài ra, nếu các thao tác thực hiện thủ thuật trong tử cung không được bảo đảm vệ sinh thì có thể làm tăng khả năng viêm nhiễm âm đạo rồi lan dần tới buồng tử cung gây dính tử cung. Các thủ thuật tiến hành bóc tách u xơ tử cung cũng có thể làm dính tử cung…Dính buồng tử cung là một tai biến thường gặp sau nạo hút thai, nạo hút nhau bị sót sau đẻ hoặc sẩy thai.
Ngoài nguyên nhân dẫn đến dính buồng tử cung do biến chứng của hút nạo thai, dính buồng tử cung còn xảy ra sau nhiễm trùng như lao nội mạc tử cung hay viêm nhiễm vùng kín.
Để chẩn đoán dính buồng tử cung bác sĩ sẽ tiến hành chụp X quang tử cung vòi trứng, siêu âm phát hiện nội mạc mỏng hoặc nội soi buồng tử cung sau đó mới có kết luận cụ thể về phương pháp điều trị được. Vì vậy, chỉ qua những biểu hiện thông thường bên ngoài thì rất khó chẩn đoán một người có bị dính buồng tử cung hay không.
Một vài biểu hiện có thể xuất hiện khi bị dính buồng tử cung bao gồm:
- Kinh nguyệt không đều: Bản chất của hành kinh là việc bong các lớp niêm mạc tử cung. Khi buồng tử cung bị dính lại, sẽ không có chỗ cho lớp niêm mạc chức năng mọc, nên sẽ có rất ít kinh hoặc không có kinh tùy thuộc vào mức độ dính (toàn phần hoặc bán phần), vị trí dính, nguyên nhân gây dính buồng tử cung. Với những trường hợp nếu dính bán phần thì vẫn có kinh nhưng lượng máu kinh sẽ ít hơn so với chu kì kinh bình thường. Còn với trường hợp buồng tử cung bị dính toàn phần kinh nguyệt sẽ mất hoàn toàn.
- Đau bụng dưới: Biểu hiện này xảy ra sau khi bỏ thai khoảng 1 tháng. Chị em phụ nữ thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau râm ran vùng bụng dưới. Nặng hơn nữa sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội, đi lại, thậm chí đi vệ sinh cũng đau.
Nếu tình trạng của bạn kéo dài thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ và trình bày những nghi ngờ của mình, có thể bác sĩ sẽ cho bạn chụp X quang tử cung vòi trứng để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị tích cực.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét